Quy Trình Sản Xuất Bu Lông Ốc Vít Chuẩn

Đăng ngày  29/10/2024
bởi VNJtech

Bu lông ốc vít dường như trở thành sản phẩm vật tư quen thuộc, xuất hiện hầu hết trong nhiều vật dụng thường ngày. Vậy bạn có biết quy trình sản xuất bu lông ốc vít như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Tuy chỉ sở hữu kích thước nhỏ bé nhưng bu lông ốc vít lại đóng một vai trò quan trọng nhất định trong việc lắp ráp, hoàn thiện nhiều đồ dùng, thiết bị máy móc khác nhau. Thế nhưng, ít có ai biết được quy trình sản xuất bu lông ốc vít sẽ trải qua những công đoạn nào? Cùng theo dõi nội dung hôm nay để biết thêm chi tiết bạn nhé.

Bu lông ốc vít là gì?

Trước khi tìm hiểu quy trình sản xuất của bu lông ốc vít, bạn cần phải biết khái niệm cho món vật tư này.

Bu lông ốc vít được hiểu đơn giản là sản phẩm cơ khí được làm nên từ 2 bộ phận hình thành nên một khối thống nhất gồm phần đầu và phần thân ren để vặn đai ốc. có tác dụng nhằm thắt chặt và giữ cho phần mối ghép không bị sức ra.

Chất liệu của bu lông ốc vít

Chất liệu để làm nên bu lông ốc vít thường làm từ các vật liệu của độ cứng cáp cao như thép cứng, thép không gỉ, titan, đồng thau, hợp kim của đồng,.....Vị trí mối nối sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu của bu lông, tuy vậy thép vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu (chiếm hơn 90%).

Quy trình sản xuất bu lông ốc vít

Quy trình để sản xuất bu lông có nhiều cách khác nhau, tuy vậy có 6 bước cơ bản trong quá trình chế tạo bu lông. Cụ thể như sau.

Bước 1: Xử lý bề mặt

Nguyên liệu thép được dùng để sản xuất sẽ được đưa vào lò trong khoảng 30 giờ nhằm có thể xử lý mềm và uốn. Tiếp đến sẽ được làm sạch bề mặt bằng axit sunfuric để loại bỏ đi bụi bẩn, rỉ sét, đồng thời phủ lớp phosphate để tăng độ bền cho thép. 

Bước 2: Tạo hình dạng cho bu lông ốc vít

Ở bước tạo hình, thép sẽ được kéo thẳng và cắt thành những đoạn đều nhau theo tiêu chuẩn TCVN. Sau đó đưa vào máy dập tạo hình cho sản phẩm như: bu lông đầu tròn, bu lông lục giác,....

Bước 3: Cán ren cho sản phẩm

Tùy vào loại bu lông mà sẽ có những phương pháp cán ren cho phù hợp. Thông thường người ta sử dụng phương pháp cán ren lạnh cho các loại bu lông ốc vít thông dụng, một số loại khác sẽ dùng hình thức cán ren nóng có nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C.

Bước 4: Nhiệt luyện cho bu lông ốc vít

Nhằm gia tăng khả năng chịu lực cho sản phẩm mà sau bước cán ren, người ta sẽ đưa bu lông vào lò nung ở nhiệt độ cao lên đến khoảng 800 - 10000 độ C để thay đổi kết cấu của thép. Sau quá trình nhiệt luyện, bu lông sẽ được kiểm nghiệm lại chất lượng, những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

Bước 5: Xi mạ cho bu lông ốc vít

Sản phẩm sẽ được xi mạ bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng. Những loại sử dụng bên trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường sẽ được mạ niken, kẽm, crom,... Đối với loại dùng ở ngoài và phải thường xuyên chịu các tác như gây oxi hóa sẽ được nhúng kẽm hoặc phủ sơn tĩnh điện.

Bước 6: Đóng gói sản phẩm

Sau khi hoàn thành những công đoạn bên trên, sản phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận đồng thời ghi các thông số cụ thể cung cấp thông tin cho người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn.

Ứng dụng của bu lông ốc vít khi sử dụng

Nhờ vào khả năng chịu lực cực tốt cùng sự đa dạng về chủng loại mà bu lông ốc vít được ứng dụng vào đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

  • Ốc vít bắt: dùng để liên kết giữa các vật lại với nhau có vít nở nhựa, ứng dụng nhiều trong việc treo đồ hay tranh ảnh đầy đủ kích thước.
  • Ốc vít lắp đặt: ứng dụng trong các công trình xây dựng, dùng để lắp đặt bao gồm vít lắp đặt nở nhựa và vít lắp đặt mặt dựng
  • Ốc vít đen và ốc vít thạch cao: được sử dụng trong các công trình có kết cấu bằng thạch cao;
  • Ốc vít tự khoan: ứng dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất và các hộ gia đình.

Cách lựa chọn mua bu lông ốc vít chất lượng

Cũng vì sự phong phú về chủng loại mà nhiều vật tự cơ khí bu lông ốc vít được bán tràn lan trên thị trường, gây ra nhiều hoang mang cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn. Vnj sẽ hướng dẫn bạn cách chọn bulong sao cho chất lượng. Cụ thể như sau.

  • Lựa chọn theo kết cấu bên ngoài: nên chọn bu lông có bề ngoài bóng loáng, trơn nhẵn, không có dấu hiệu rỉ sét, oxi hóa hoặc trầy xước.
  • Lựa chọn theo đặc tính cơ học: vì là chi tiết trung gian có tác dụng liên kết, vì vậy nên lựa chọn bu lông ốc vít phù với với kết cấu của vật cần lắp ráp, gắn kết.
  • Lựa chọn theo kích thước: để có thể tối ưu được việc kết nối, bạn cần lựa chọn kích thước chuẩn, các đường vân phải rõ ràng và đồng đều nhau.
Để lại ý kiến